(TVPL) - Chính phủ ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế, sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 15/7/2022. Theo đó các khu công nghiệp sẽ có nhiều kỳ vọng bước vào giai đoạn tăng trưởng, mang lại nhiều diện mạo mới.
(TVPL)- Mới đây,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.
(TVPL)- Từ 5/2/2023, Thông tư 75/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực quy định mức đóng lệ phí đăng ký thường trú là 20.000 đồng/lần đăng ký nếu nộp hồ sơ trực tiếp, 10.000 đồng/lần đăng ký nếu nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
(TVPL)- Mới đây, Đoàn Đại biểu Quốc hội một số địa phương (Bến Tre, Long An, Bình Thuận) đã gửi tới Bộ Tài chính kiến nghị của cử tri về việc xem xét bỏ quy định mua bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy (tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP). Cử tri các tỉnh cho rằng, việc quy định mua bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy (tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP) còn nhiều bất cập.
(TVPL)- Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 102/2022/TT-BQP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 65/2014/TT-BQP ngày 13-6-2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên chức quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng.
(TVPL)- Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp được cấp Căn cước công dân không có thời hạn. Theo Điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014 chỉ rõ, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
(TVPL)- Theo Pháp luật và Xã hội đưa tin, chiều ngày 30/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần; Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ đồng chủ trì họp báo. Theo đó, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh số 13/2022/L-CTN về việc công bố Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND.
(TVPL)- Chiều tối 30/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Sau khi xem xét tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết phải tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2023 để tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
(TVPL)- Ngày 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12/2022. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam; các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
(TVPL)- Năm 2022 được đánh giá có nhiều biến động đối với doanh nghiệp và người lao động. Những tháng đầu năm, các nhà máy tuyển dụng nhiều, mức lương cao. Song từ tháng 6 trở đi tình hình đổi chiều, các công ty hạn chế tuyển dụng và không có nhiều việc làm mới vào cuối năm. Vì vậy, người lao động lo sẽ không có tiền thưởng Tết.
(TVPL)- Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung thay thế Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú trong thực hiện thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Luật Cư trú năm 2020.
(TVPL)- Bộ Y tế đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2021/NĐ-CP (NĐ 98) về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT). Một trong những nội dung nhận được nhiều quan tâm, kiến nghị sửa đổi là quy định kê khai giá do thực tế đang gây khó khăn cho hoạt động mua sắm, đấu thầu TTBYT.
(TVPL) - Từ thời điểm tháng 9/2022, thị trường trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận tình trạng gió đổi chiều… khi hàng loạt những cái tên lớn trên thị trường thuộc diện điều tra khi dính vào những sai phạm trong lĩnh vực hoạt động và chào bán trái phiếu ra thị trường. Khiến bức tranh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu phục hồi như mong đợi.
(TVPL)- Để hiểu hơn về tình hình triển khai các tiêu chí tiếp cận pháp luật, góp phần thúc đẩy thi hành pháp luật và xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh tại cơ sở, Vụ Phổ biến Giáo dục Pháp luật phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Những thành tựu quan trọng của công tác chuẩn tiếp cận pháp luật".
(TVPL)- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, thường được gọi tắt là Công ước ICCPR, là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người với sự tham gia đông đảo của 173 quốc gia trên thế giới. Có thể thấy, với vai trò đặc biệt và trung tâm trong hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người, việc triển khai thực hiện Công ước ICCPR đã, đang và sẽ luôn là nội dung quan trọng trong các cuộc thảo luận về chính sách, pháp luật ở tầm quốc tế, khu vực và quốc gia.
(TVPL) – Trong giao dịch chuyển nhượng, mua bán nhà đất thì đa phần các bên đều lập thành hợp đồng đặt cọc như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên đối với giao dịch đó, tuy nhiên, một số trường hợp sau khi đã đóng tiền cọc thì phát hiện nhà đất có vấn đề pháp lý nên không biết có tiếp tục đóng tiền cọc hay không!
(TVPL)- Hiện nay, nhiều người dân do chưa hiểu kỹ về luật cũng như vì lòng tin mà chỉ thoả thuận, nói chuyện bằng miệng, không lập văn bản hợp đồng hay thực hiện công chứng, chứng thực dẫn đến nhiều hệ lụy không ngờ như tình cảm rạn nứt hay tranh chấp kiện tụng nặng hơn là mất luôn tài sản.
(TVPL)- Thay đổi cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao là 1 trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2022. Cụ thể, từ ngày 1/12, Nghị định số 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 của Chính phủ bổ sung nhiều nhiệm vụ mới với Bộ Ngoại giao.