(TVPL)- Theo Luật sư Đào Quang Huy ( Đoàn Luật sư TP.HCM) thì việc giao dịch mua bán căn nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chưa đúng theo quy định của pháp luật.
(TVPL) – Từ ngày 1 tháng 8 năm 2024, Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực, tức sớm 5 tháng so với dự kiến trước đây. Luật Đất đai 2024 kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong công tác hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho quản lý, sử dụng tài nguyên đất, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai. Đặc biệt, những quy định mới của Luật Đất đai 2024 được hy vọng sẽ giúp những dự án treo nhiều năm nay được tháo gỡ, mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân, đặc biệt là người dân có đất bị thu hồi
(TVPL) – " Thừa kế” là một đề tài rộng, bởi ở mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì việc phân chia thừa kế không phải lúc nào cũng giống nhau. Đơn cử như khi phân chia, định đoạt phần di sản của một người đã mất để lại, có trường hợp thì anh em ruột của người mất không được hưởng bất kỳ phần nào trong phần di sản mà người mất để lại, nhưng có trường hợp dù anh em ruột của người mất không có công sức đóng góp trong việc tạo lập nên phần tài sản nhưng vẫn được hưởng một phần di sản người mất để lại.
Liên quan đến đề nghị kháng nghị Giám đốc thẩm của bà Võ Thị Bé Ba với bản án 493/2023/DS-PT của Tòa án nhân dân Tiền Giang, mới đây, VKSND Cấp cao tại TP HCM đã có thông báo số 476/TB-VKS-DS.
(TVPL) – Vừa qua, Tòa án nhân dân Tối cao đã công bố 02 Án lệ mới, áp dụng xét xử từ ngày 15 tháng 6 năm 2024. Trong đó, có Án lệ số 72/2024/AL hướng dẫn về xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp di chúc không thể hiện diện tích đất cụ thể.
(TVPL) – Không ít những trường hợp xung đột, mà một bên lấy lý do là người ký kết không đúng thẩm quyền để thoái thác trách nhiệm. Trong những trường hợp như vậy, thì liệu những giao dịch, giấy tờ mà người không có thẩm quyền đã ký có giá trị pháp lý hay không, có mang tính ràng buộc đối với doanh nghiệp hay không. Và trách nhiệm sẽ thuộc về doanh nghiệp hay cá nhân người đã ký kết?
(TVPL) – Trong cuộc sống, không phải mối quan hệ hay giao dịch nào cũng đều giao kết, thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng. Và khi có tranh chấp, thiệt hại xảy ra, thì việc giải quyết giữa trường hợp các bên đã có giao kết, điều khoản cụ thể từ trước, sẽ khác so với khi các bên không có giao kết hợp đồng. Và yêu cầu đặt ra khi giải quyết bồi thường thiệt hại không phải chỉ có tuân thủ đúng quy định pháp luật, mà còn phải làm sao đảm bảo sự công bằng không chỉ cho người bị thiệt hại mà cả với người gây thiệt hại.
(TVPL) – Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự, thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội, một mặt vừa giúp cho người thực hiện hành vi phạm tội tự cải tạo, giáo dục bản thân, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, dù có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì không phải trường hợp nào cũng đều được miễn trách nhiệm hình sự.
(TVPL) – Nếu chờ khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại mới tiếp tục thi hành án sẽ dẫn đến việc thi hành án bị kéo dài thậm chí là rơi vào diện “án khó thi hành”. Do đó, thiết nghĩ cần có quy định cụ thể, sau thời gian bao lâu nếu người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành thì sẽ kết thúc thi hành án hoặc sẽ có hướng xử lý khác để bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án.
(TVPL) – Khi một người bị khởi tố hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chúng ta thường nhận định người đó là tội phạm. Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
(TVPL) – Cũng là vay tài sản không trả nhưng có nơi thì xem là quan hệ dân sự, có nơi thì truy tố về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, có nơi lại truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hộp Thư Pháp Luật kỳ này sẽ có bài phân tích cụ thể khi nào vay tài sản không trả bị xem là phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khi nào thì phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, khi nào thì chỉ xem là tranh chấp dân sự.
(TVPL) – Khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” sẽ được rút ngắn tên gọi thành “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”.
(TVPL) – Trong thực tế, ngoài vay tiền tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, thì còn có giao dịch vay tiền giữa cá nhân với nhau. Thế nhưng, khi nói đến thế chấp quyền sử dụng đất thì chúng ta thường hay nghĩ ngay tới việc là quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay đối với tổ chức tín dụng, mà ít người biết rằng, trong nhiều trường hợp cá nhân cho vay tiền cũng được quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất của bên vay. Tuy nhiên, dù pháp luật cho phép là vậy, nhưng trên thực tế việc cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất vẫn còn đang gặp nhiều vướng mắc.
(TVPL) – Vừa qua, một vụ tai nạn lao động nổ nồi hơi đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 1 tháng 5 tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cũng không lâu trước đó tại Yên Bái, 7 người đã tử vong khi máy nghiền đá bất ngờ hoạt động trong lúc các công nhân đang thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy.
(TVPL) – Theo Điều 31, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2025) quy định điều kiện đối với đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, thì một trong những điều kiện để được chuyển nhượng là: “đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.
(TVPL) – Kỳ nghỉ lễ dài, kéo theo nhu cầu đặt tour du lịch, đặt vé máy bay, phòng khách sạn tăng cao. Đó cũng là thời điểm, nhiều đối tượng tung ra hàng loạt chiêu trò tinh vi nhắm đến các khách du lịch để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Báo chí cũng đã có rất nhiều bài chỉ ra các chiêu thức lừa đảo như vậy, thế nhưng, người bị lừa vẫn có sau các đợt cao điểm du lịch. Vì sao như vậy? Cách nhận diện như thế nào? để không rơi vào “ma trận” lừa đảo mà các đối tượng đã đăng sẵn.
(TVPL) - Cho rằng bản án 493/2023/DS-PT của Toà án nhân dân Tiền Giang còn có một số nhận xét chưa thấu đáo, chưa xem xét tình tiết một số tài liệu trong vụ án có dấu hiệu bị làm giả, dẫn đến phán quyết không phù hợp thực tế, nên bà Võ Thị Bé Ba (SN 1953, ngụ huyện Cai Lậy) đã có đơn gửi VKSND Cấp cao, TAND Cấp cao tại TP HCM, đề nghị xem xét kháng nghị Giám đốc thẩm với bản án 493/2023/DS-PT.
(TVPL) – Thời gian qua, các hội nhóm “những người vỡ nợ muốn làm liều, muốn làm việc lớn” với hàng ngàn, hàng chục ngàn thành viên hoạt động rầm rộ công khai trên các nền tảng mạng xã hội. Các hội nhóm này thường xuyên chia sẻ các bài đăng với mục đích tìm cách trốn nợ, bùng nợ hay rủ rê lập kế hoạch đi cướp tài sản. Không ít người từ những nhóm này đã bị bắt vì không chỉ thiếu nợ mà còn thiếu hiểu biết về pháp luật.